1. Nhử mối
Mỗi cá thể mối rất mềm yếu và rất dễ bị các thiên địch “ bắt sống” như cóc, chim, kiến…nhưng chúng lại có sức phá hoại mạnh ghê gớm, làm sập trần, đổ mái nhà vì số lượng cá thể lớn, lại hoạt động âm thầm kín đáo trong vật bị hại, không gây tiếng động.
Đặt hộp nhử mối ở các vị trí yên tĩnh, vào mùa hè, cứ có đường mối ở đâu, cậy ra thấy mối xuất hiện là có thể đặt hộp ở đó. Khi có nhiều nơi mối xuất hiện thì chọn điểm đặt ở góc nhà sát mặt đất là tốt nhất. Đặt ở vị trí nào cũng cố gắng hạn chế ảnh hưởng đến mỹ quan và sự sinh hoạt bình thường, lưu ý cả đến việc thuận tiện cho việc phun thuốc. Mùa đông tránh đặt ở những nơi gió lạnh, mối chỉ tập chung ở nơi ẩm kín gió.
Khi đã có mối xông ở đống gỗ, đống giấy…với khối lượng tương đương với khối lượng hộp nhử thì không không phải như mối nữa mà tiến hành phun thuốc luôn.
Khi đặt mồi cần chú ý phát hiện hết các vị trí mối đã xâm nhập tập chung như tủ hồ sơ lưu lâu không mở hoặc các đống phế thải phía ngoài ngôi nhà; vì mối ngoài yêu cầu thức ăn còn yêu cầu về mặt sinh thái ổn định an toàn đối với các thiên địch. Để sót những điểm trên việc nhử sẽ gặp khó khăn.
2. Phun thuốc
Thuốc diệt mối tận gốc có dạng bột mầu nâu hồng, không diệt mối ngay tại nơi phun thuốc mà mối về tổ mới chết và gây chết cả hệ thống tổ. Để đạt được mục đích này yêu cầu càng nhiều mối dính thuốc chạy được về tổ càng tốt. Do đó thao tác phun rất quyết định. Chỉ cần những sai sót như: đặ hộp mồi sau khi đã phun thuốc lấp mất đường về của mối hoặc không phun chặn trước, để mối rút chạy trước rồi mới phun v.v… đều không đạt hiệu quả mong muốn.
Mối sau khi bị dính thuốc là rút chạy về tổ, mối lính có khả năng phát hiện có mùi lạ không cho vào tổ song với số lượng hàng vạn cá thể đồng thời kéo về thì không lực lượng nào ngăn cản được. Chính vì đặc điểm này, trong một công trình phải phun các hộp nhử cũng như các điểm mối ra trong cùng một buổi.
Mối sau khi bị nhiễm thuốc, mất khả năng nhận biết đồng loại, nên mối lính thường cắn những con cản đường. Chúng lăn ra chết trong tổ. Theo bản năng những con khoẻ trong tổ tha xác những con đã chết vứt ra cạnh tổ, song chỉ một bộ phận mối chết được đưa ra một góc trong tổ. Phần lớn những con tha xác đồng đội bị nhiễm nhanh hơn qua đường miệng. Chúng nằm chết la liệt trong tổ. Từ trung tâm tổ mối phát đi tín hiệu thu quân, các tuyến mối đi kiếm ăn bên ngoài, mặc dầu không bị phun thuốc cũng đều rút về tổ, chỉ để lại một ít mối lính ở lại, song mối lính không tự ăn gỗ được nên 6-7 ngày là chết đói và trước hết là chết khát. ở vị trí ẩm, chúng cũng không sống quá 15 ngày. Dựa vào đặc điểm này, chúng ta có thể kiểm tra kết quả của việc diệt mối. Chỉ cần kiểm tra ở những vị trí không phun thuốc, đường mối bị khô, chỉ có mối lính sống thoi thóp hoặc đã chết khô là đạt yêu cầu.
Nếu sau 10 ngày từ khi phun thuốc vẫn còn mối lao động đi ăn cùng với mối lính là chưa đạt yêu cầu. Diệt mối bằng thuốc lây nhiễm vừa có tác động hoá học vừa có tác động sinh học. Qúa trình xác mối thối rữa, mọc nấm đã góp phần làm cho hệ thống tổ mối bị tiêu diệt hoàn toàn. Phương pháp này có thể áp dụng được trong cả năm.
3. Thu dọn và kiểm tra kết quả
Khi phun thuốc cần mang theo khẩu trang và găng tay, sau 5-7 ngày dọn bỏ hộp nhử. Mối chết trong lòng đất nên không gây ô nhiễm môi trường, khi tiến hành đơn giản, không cần dùng đến các dụng cụ phức tạp, không cần đào bới nền công trình nên ít tốn kếm công sức, kinh phí và mọi người có thể tự làm.
Các biện pháp trên nếu được áp dụng đúng cách sẽ tiêu diệt được mối chúa, cũng như mối lính. Từ đó làm giảm nguy cơ mối xuất hiện lại một thời gian dài sau đó.